Thuốc Penicillin điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn như thế nào? Liều dùng và cách dùng thuốc ra sao? Gía thuốc, mua thuốc Penicillin ở đâu? Cùng Healthy ung thư tìm hiểu qua bài viết này.
Lưu ý với quý đọc giả bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị một cách hiệu quả và đúng các bạn nên sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Thông tin chung của thuốc Penicillin
- Tên hoạt chất: Penicillin
- Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Dạng bào chế: Thuốc tiêm, viên nang, viên nén
Penicillin là thuốc gì?
- Thuốc Penicillin thuộc một nhóm thuốc chống khuẩn với khả năng ngăn chặn và tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển loại thuốc này từ năm 1982. Có thể nói, nhờ có Penicillin, hàng triệu người trên thế giới bị nhiễm khuẩn đã được chữa khỏi.
- Nguồn cung chủ yếu cho kháng sinh Penicillin chính là nấm Penicillin. Nó hoạt động theo cơ chế gián tiếp bằng cách ngăn chặn các mối liên kết peptidoglycan, giúp nước đi qua lỗ tế bào và tiêu diệt vi khuẩn.
- Kháng sinh Penicillin được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể. Hiện nay, loại thuốc này được dùng phổ biến với mục đích làm lành vết thương do viêm nhiễm và một số bệnh lý khác do vi khuẩn gây ra.
Xem thêm các bài viết liên quan: Doxycycline là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán
Dược lực học
- Penicillin ức chế hoạt động của các enzyme cần thiết trong thành tế bào vi khuẩn, liên kết với các protein liên kết với penicillin với vong beta-lactam. Làm cho thành tế bào suy yếu, nước không kiểm soát được chảy vào tế bào vì không duy trì được độ thẩm thấu chính xác, dẫn đến việc ly giải tế bào và tử vong.
- Một số Penicillin được sửa đổi hoặc dùng cùng với các loại thuốc khác để chống lại vi khuẩn kháng sinh hoặc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Sử dụng axit clavulanic hoặc tazobactam, chất ức chế beta-lactamase, cùng với penicillin cho hoạt động của penicillin chống lại vi khuẩn sản xuất beta-lactamase. Ngoài ra, flucloxacillin là một loại penicillin biến đổi có hoạt tính chống lại vi khuẩn sản xuất beta-lactamase.
Dược động học
- Penicillin có liên kết protein thấp trong huyết tương, tùy thược vào từng loại mà khả dụng sinh học của Penicillin sẽ khác nhau.
- Penicillin G có khả dụng sinh học thấp, khoảng 30%.
- Penicillin V có khả năng sinh học cao hơn, khoảng 60 – 70%.
- Thời gian bán hủy của Penicillin ngắn và được bài tiết chủ yếu qua thận.
Cơ chế hoạt động
Penicillin nói riêng cũng như các kháng sinh nhóm β-lactam nói chung đều có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn thông qua ức chế tổng hợp thành (vách) tế bào. Penicillin là nhóm kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian, có nghĩa là, thời gian mà nồng độ thuốc trong máu lớn hơn giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị.
Công dụng của thuốc Penicillin
Thuốc Penicillin được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc cho phù hợp.
- Penicillin V: Penicillin V là kháng sinh thuộc nhóm beta lactam được chỉ định cho các trường hợp sau: Người bệnh giang mai, lậu, ghẻ; nhiễm trùng đường mật, tiết niệu hoặc các mô mềm do streptococci nhạy cảm.
- Penicillinase: Kháng sinh Penicillin thuốc phân nhóm Penicillinase được dùng chủ yếu trong điều trị nhiễm.
- Amoxicillin, ampicillin: Loại kháng sinh này dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường hô hấp, viêm màng não, thương hàn,…
- Penicillin kháng khuẩn rộng: Các loại thuốc ở nhóm này giúp tiêu diệt vi khuẩn đang nhạy cảm với ampicillin, chủng Enterobacter, P. aeruginosa.
Xem thêm các bài viết liên quan: Cefuroxim – Thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Penicillin
- Khi người sử dụng điều trị lâu ngày với Penicillin liều cao cần phải chú ý kiểm tra chức năng thận, gan và hệ tạo máu.
- Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú cần hết sức cẩn tìm hiểu thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những tác dụng không đáng có nên thai nhi hoặc trẻ nhỏ.
- Người dị ứng với thành phần của thuốc.
- Bác sĩ nên biết tình trạng sức khỏe của bạn đặc biệt: có tiền sử các vấn đề chảy máu, suy tim sung huyết, huyết áp cao, xơ nang, bệnh thận, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, bệnh phenylceton niệu, đau bụng, bệnh đường ruột, có tiền sử mắc bệnh về dạ dày hoặc bệnh đường ruột… Bạn hãy báo nếu như bạn đang có vấn đề về sức khỏe với bác sĩ để bác sĩ có thể chỉ định liều dùng cho phù hợp.
Những loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc Penicillin
- Bệnh nhân cần thông báo cùng bác sĩ tất cả thuốc mà mình đang dùng từ thuốc kê toa, không kê toa đến vitamin, thảo dược…
- Cụ thể Penicillin sẽ tương tác với những loại thuốc như: thuốc Probenecid, thuốc Methotrexate, thuốc Amoxicillin, thuốc Ampicillin, thuốc Carbenicillin, thuốc Dicloxacillin, thuốc Oxacillin.
Ai không nên dùng thuốc Penicillin
Thuốc kháng sinh Penicillin chống chỉ định với các trường hợp bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc hoặc bị dị ứng với thuốc. Cụ thể, các đối tượng dưới đây sẽ không được sử dụng Penicillin:
- Người đi ngoài ra máu
- Người bị rối loạn máu đông
- Người bị bệnh về thận
- Bệnh nhân hen suyễn
- Người có tiền sử dị ứng thuốc Penicillin
Đối với phụ nữ mang thai & cho con bú?
Nhìn chung, các thuốc nhóm này an toàn với cả hai nhóm đối tượng này. Phân loại an toàn cho phụ nữ có thai: B.
Người đang làm việc, lái xe hay điều khiển máy móc?
Chưa có thông tin thuốc ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe hay vận hành máy móc.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Penicillin như thế nào?
Với Penicillin G dạng tiêm
Thì phải tiêm bắp sâu với liều trung bình từ 0,6 đến 3g mỗi ngày, chia làm 4 lần.
- Viêm màng não, viêm nội tâm mạc hay nhiễm tùng huyết: dùng 6 đến 12g mỗi ngày, trong vòng 10 ngày đến 15 ngày.
- Dự phòng tái phát viêm thấp khớp cấp: 1 mũi mỗi 15 ngày với liều lượng dành cho người lớn là 12g, trẻ em là 0,6 đến 1,2g.
- Bệnh do xoắn khuẩn: 1 mũi mỗi 8 ngày, với liều lượng 12g.
Với Penicillin V dạng uống:
- Nhiễm trùng Streptococcus: dùng 125 – 250 mg Penicillin, uống mỗi 6 – 8 giờ trong 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do phế cầu khuẩn: dùng 250 – 500 mg Penicillin uống mỗi 6 giờ cho đến khi hết sốt trong ít nhất 2 ngày.
- Phòng ngừa sốt thấp khớp hoặc múa giật hoặc cả hai: dùng 125 – 250 mg Penicillin uống hai lần mỗi ngày.
Xem thêm các bài viết liên quan: Levofloxacin 500mg/100ml – Thuốc kháng sinh hiệu quả
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ sử dụng quá liều, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc kháng sinh Penicillin, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần kề với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều đã quy định do dễ dẫn đến quá liều thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Penicillin
- Tác dụng phụ thường gặp: Đau dạ dày, buồn nôn, sưng lưỡi, đau đầu, ngứa âm đạo và tưa miệng.
- Tác dụng phụ nghiêm trọng: Tiêu chảy dạng lỏng, đi ngoài có máu, ớn lạnh, sốt, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, bị ứ hoặc đi tiểu ít, bong tróc, ngứa, phát ban da, co giật, sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, thay đổi tâm trạng hành vi… Cần thông báo với bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải những tình trạng này.
Thuốc Penicillin giá bao nhiêu?
Một số kháng sinh Penicillin được bán tại các nhà thuốc với mức giá tham khảo như: Augmentin 1g giá hơn 300 nghìn đồng cho hộp 14 viên hoặc Ampicillin Domesco 500mg khoảng 100 nghìn đồng/hộp 100 viên,…
Thuốc Penicillin mua ở đâu?
Vì sản phẩm được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn nên ngày nay người dùng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc lớn, nhỏ trên toàn quốc.
Hoặc bạn cũng có thể tìm mua sản phẩm trên các trang bán hàng cá nhân Zalo, Facebook cho đến các trang bán hàng online khác.
Nhưng để mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng, với giá rẻ. Bạn nên mua hàng trực tiếp tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Hoặc nếu bạn muốn mua Online để thuận tiện hơn thì nên đặt hàng trực tiếp tại website của nhà sản xuất.
Cách bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát.
- Nhiệt độ bảo quản không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.
Hướng dẫn mua hàng và thanh toán
Nhấp vào tìm nhà thuốc để tìm ngay địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất. Nếu có bất kì câu hỏi nào hãy nhấp vào BÌNH LUẬN bên dưới thông tin và câu hỏi của bạn về bài viết thuốc Penicillin. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Bác sĩ Võ Lan Phương
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Đọc giả chỉ nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ đang điều trị cho bạn Healthy ung thư từ chối trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.
Nguồn tham khảo:
Penicillin cập nhật ngày 24/06/2021: https://vi.wikipedia.org/wiki/Penicillin
Penicillin cập nhật ngày 24/06/2021: https://www.drugs.com/penicillin.html
- Ung thư máu và những điều cần biết - 16/05/2022
- Tỏi đen: Những tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe - 12/11/2021
- Cách tăng cân cho người gầy khó hấp thu nhanh, hiệu quả - 11/11/2021
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.